0 0
Read Time:5 Minute, 45 Second

Bệnh loãng xương _ Cùng bạn tìm hiểu

Bệnh loãng xương là gì ?

Trong cơ thể, xương liên tục bị phá hủy và thay thế bằng xương mới bởi các vật liệu là các tế bào xương và calci (Ca). Chu trình tạo xương này kéo dài trong khoảng hơn 3 tháng và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mức độ calci và vitamin D cũng như các hormon sản xuất trong cơ thể, chẳng hạn oestrogen ở phụ nữ.

Bệnh loãng xương
Hình bên phải phía trên : Xương bình thường (đặc hơn)
Hình bên phải phía dưới : Loãng xương (thưa hơn)
(Image de wikimedia.org)

Loãng xương là hiện tượng giảm số lượng tổ chức xương, hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn trên đó, vì vậy làm giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích làm cho xương trở nên xốp, nhẹ và yếu hơn.

Trên thế giới, chứng loãng xương ảnh hưởng đến khoảng 30% phụ nữ và khoảng 20% nam giới trên 50 tuổi.

Những dấu hiệu có thể liên quan đến bệnh loãng xương :

Loãng xương tự nó thường không gây ra các triệu chứng đáng chú ý, nhưng do xương bị yếu nên nó có thể dễ gãy hơn nhiều cho dù với những lý do rất đơn giản … Hơn nữa, trước khi xảy ra gãy xương thì các dấu hiệu sau đây cũng rất đáng lưu ý vì có thể liên quan đến bệnh loãng xương :

Bệnh loãng xương
Đau lưng thường xuyên cũng là một dấu hiệu của loãng xương
  • Đau khi ngồi lâu, thậm chí đau cả khi đứng yên không cử động
  • Đau khi thay đổi tư thế, đau khi ho, khi cười, hắt hơi ….
  • Đau ở toàn thân hay ở các vị trí chịu sức nặng của cơ thể như cột sống thắt lưng, vùng hông …)
  • Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau lưng mãn tính, đau dọc các xương dài chẳng hạn xương cẳng chân (không nhầm với bệnh thoái hóa khớp)
  • Giảm chiều cao rõ rệt so với khi còn trẻ (do xẹp đốt sống, gù vẹo v.v…)
  • Dễ bị gãy xương, thường xảy ra ở xương hông, cổ tay hoặc cột sống. Gãy xương hông thường gặp hơn ở những người trên 75 tuổi.

Nguyên nhân :

Loãng xương là hậu quả của sự mất cân bằng của 2 quá trình : tạo xương và hủy xương. Ở đây quá trình tạo xương suy giảm trong khi đó quá trình hủy xương diễn ra bình thường, thậm chí nhanh.

Loãng xương do tuổi già

Xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ cao tuổi. Ở độ tuổi sau 65 thì tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở nam và nữ ngang nhau

Phụ nữ ở tuổi mãn kinh, hormon oestrogen giảm làm tăng nhanh quá trình mất calci trong xương gây loãng xương.

Loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Ở tuổi mãn kinh thì hormone sinh dục nữ oestrogene giảm do đó làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển calci từ xương vào máu (vì oestrogene là một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiến tạo xương). Đây cũng là lý do giải thích được hiện tượng tỷ lệ phụ nữ bị loãng xương cao hơn nam giới. Trên thực tế, ở phụ nữ có mật độ xương tối đa đạt được trong độ tuổi từ 30 đến 35 và giảm dần trong những năm tiếp theo và đặc biệt là trong độ tuổi từ 45 đến 75 có đến 50% phụ nữ có dấu hiệu bị loãng xương. Ngoài ra, mọi lý do dẫn đến sự rối loạn kinh nguyệt cũng làm tăng nguy cơ loãng xương vì làm rối loạn hoặc giảm nồng độ oestrogen (dễ xảy ra ở các nữ vận động viên, những người có cuộc sống di chuyển thay đổi múi giờ liên tục, các phụ nữ mắc chứng chán ăn …), phụ nữ mãn kinh sớm (trước tuổi 45) cũng dễ bị loãng xương.

Bệnh loãng xương
Những người ốm liệt giường lâu ngày có nguy cơ rất cao bị loãng xương

Loãng xương do thiếu vận động thể chất

Những người ít tập thể dục rất dễ bị loãng xương. Xương là một mô sống cũng giống như cơ bắp, dần dần trở nên mạnh mẽ hơn khi tập thể dục. Thực tế cho thấy những người có hoạt động thể chất tích cực ít có nguy cơ mắc bệnh loãng xương vì xương của họ khỏe hơn và chậm bị giảm sức mạnh theo tuổi tác. Ngược lại, những người nằm liệt giường hoặc ít hoạt động trong một thời gian dài sẽ mất khối lượng xương rất nhanh và có nguy cơ loãng xương rất cao. Ngoài ra, những người ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng nên thiếu vitamin D đồng thời có các chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và các chức năng tạo xương suy yếu cũng có nguy cơ cao bị loãng xương.

Những người bị tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao bị loãng xương

Loãng xương do bệnh nội tiết

Xảy ra do bệnh cường vỏ thượng thận, suy yếu sinh dục, cường giáp trạng, bệnh to viễn cực acromégalie (do tăng tiết hormon tăng trưởng), tiểu đường tuýp 2 …

Tắm nắng đúng cách sẽ làm tăng cường sự tổng hợp vitamin D cần thiết cho quá trình kiến tạo xương.

Loãng xương do thiếu dinh dưỡng

Trong thành phần thức ăn thiếu các chất calci (Ca), phospho (P), magne (Mg), albumin dạng keo colloid albumin, axit amine và các nguyên tố vi lượng cũng góp phần gây loãng xương. Thiếu calci hoặc vitamin D. Calci và vitamin D rất quan trọng suốt cuộc đời trong việc duy trì xương chắc khỏe cũng như phòng ngừa loãng xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu calci. Ở các  nước phía bắc bán cầu, trong những tháng mùa đông hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời, cần phải chú ý sử dụng bổ sung thêm vitamin D ngoài việc ăn uống đầy đủ.

Bệnh loãng xương
Lọc máu thường đi cùng với sự mất hoạt hóa 1-alpha-hydroxylase ở thận dẫn đến bị thiếu vitamin D gây loãng xương.

Loãng xương do thận thải nhiều Ca

Xảy ra do chạy thận nhân tạo, bị thiếu hụt chất 1-alpha-hydroxylase cần thiết trong quá trình chuyển hóa vitamin D.

Loãng xương do thuốc

Lạm dụng corticoid (thường chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp và rất cân nhắc để làm thay vai trò của hormon tuyến thượng thận), heparin (chất chống đông máu cực mạnh) …

Loãng xương do suy giảm miễn dịch

Những người gốc châu Âu và chấu Á có nguy cơ bị loãng xương cao hơn những người có nguồn gốc khác.

Yếu tố di truyền

Ngoài ra, những người có cha mẹ hoặc người cùng huyết thống có tiền sử loãng xương hoặc dễ bị gãy xương (đặc biệt là gãy xương hông) cũng có nguy cơ cao bị loãng xương. Những người gốc châu Âu và châu Á có nguy cơ cao hơn so với những người có nguồn gốc khác.

vikudo.com

Mời bạn đọc tiếp :

Điều trị bệnh loãng xương

Đề phòng gãy xương ở người bị loãng xương

About Post Author

Maître VIKUDO

Docteur en Physiopathologie
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Yoga Vikudo, YogaV vikudo, YogaV KIENDOAN, YogaV 12 Previous post Bài tập bả vai và lưng _ Yoga V12
Next post Loãng xương _ Phòng và trị

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *