0 0
Read Time:5 Minute, 27 Second

VÒNG TRÁNH THAI NỘI TIẾT MIRENA _ Phần 3

MUỐN SỬ DỤNG VÒNG TRÁNH THAI NỘI TIẾT MIRENA (Phần 3)

(Bạn nên đọc Phần 1 Phần 2 trước khi đọc bài viết này)

Câu hỏi : Thưa thầy ! Em đang băn khoăn để lựa chọn một biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả. Một bác sĩ phụ sản có giới thiệu em một loại vòng tránh thai nội tiết hiệu Mirena, em có hỏi lại bác sĩ một số thông tin thì được cho biết rằng loại này tuy có giá tương đối đắt tiền nhưng có nhiều ưu điểm mà bác sĩ không nói nhiều về các tác dụng phụ. Tuy nhiên em có nghe nói rằng các loại vòng tránh thai nội tiết có thể có rất nhiều tác dụng phụ nên em cũng hơi lo lắng. Nếu có thể xin thầy cho em lời khuyên ạ ! Em cảm ơn thầy !

ĐẶT HOẶC THÁO VÒNG IUD (Stérilet hormonal Mirena ) :

vòng tránh thai nội tiết mirena
Cả hai việc đặt vòng và tháo vòng đều cần được tiến hành ở nơi có đủ điều kiện y tế.

Cả hai thủ thuật này đều có thể gây đau và chảy máu, thậm chí gây mất ý thức, ngất hoặc co giật, do đó, cần tiến hành đặt vòng ở nơi có đủ các điều kiện y tế đúng tiêu chuẩn chất lượng về thầy thuốc, nhân viên cũng như trang thiết bị hỗ trợ …

Trong quá trình mang vòng, có thể có người phụ nữ bị gặp các loại rắc rối sau :

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt :

  • Sau vài tháng sử dụng Mirena, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể giảm thậm chí biến mất (nhưng không có nghĩa là bạn mang thai)
  • Tuy nhiên nếu bạn mất kinh hoàn toàn, bạn phải gặp bác sĩ để loại trừ khả năng mang thai (khám phụ khoa và thử thai). Nếu sau đó bạn vẫn bị mất kinh nhưng không có các dấu hiệu mang thai thông thường, thì không cần phải thử thai thêm nữa
  • Nếu bạn bị chảy máu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm bổ sung bởi những lần chảy máu này có thể báo hiệu một số bệnh về tử cung.

Nhiễm trùng :

Bạn phải gặp bác sĩ ngay nếu :

  • Đau bụng dai dẳng ở bụng dưới
  • Bị sốt
  • Giao hợp đau
  • Chảy máu bất thường

Trên thực tế, nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục của bạn có thể là nguồn gốc của những dấu hiệu này và có thể yêu cầu gỡ bỏ vòng Mirena. Nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng tổng quát) có thể rất hiếm khi xảy ra.

Cơ thể tự động trục xuất hoặc loại bỏ Mirena

Tử cung của bạn có thể co lại trong thời gian hành kinh và đôi khi gây ra việc trục xuất Mirena, biểu hiện là đau, chảy máu bất thường hoặc tăng thể tích kinh nguyệt.

Nếu vòng bị dịch chuyển, hiệu quả của nó sẽ bị ảnh hưởng thậm chí không còn khả năng tránh thai.

Bạn có thể tự kiểm tra sự hiện diện của vòng thông qua sợi dây thò ra ngoài âm đạo, chẳng hạn khi tắm, bạn có thể dùng đầu ngón tay vào âm đạo để dò tìm và cảm nhận đầu dây đó. Đừng kéo dây vì có thể lôi tuột vòng ra khỏi tử cung. Nếu bạn không sờ thấy đầu dây, có thể đó là dấu hiệu của sự trục xuất vòng hoặc nghiêm trọng hơn là sự thủng tử cung (Xem phần đâm thủng tử cung).

Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về việc có thể trục xuất hoặc loại bỏ Mirena, hãy tránh quan hệ tình dục hoặc nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác (ví dụ bao cao su) và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thủng tử cung

Mirena có thể xâm nhập hoặc đục thủng niêm mạc tử cung của bạn. Sự cố này thường xảy ra trong quá trình đặt dụng cụ tử cung, nhưng có thể được phát hiện sau đó. Trong trường hợp đó, phải gõ bỏ vòng và bằng phẫu thuật.

Nguy cơ thủng tăng lên ở những phụ nữ đang cho con bú và ở những phụ nữ đã sinh con trong 36 tuần trước khi đặt Mirena. Nguy cơ này cũng có thể tăng lên ở những phụ nữ có tử cung nằm ở vị trí sau bóng đái thay vì nằm ở trị trí bình thường là phía trên bóng đái (retroverted uterus).

Triệu chứng và dấu hiệu thủng tử cung

  • Đau dữ dội (tương tự đau kinh nguyệt)
  • Chảy máu nghiêm trọng (sau khi đặt vòng)
  • Đau hoặc chảy máu kéo dài hơn một vài tuần
  • Thay đổi đột ngột chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau khi giao hợp
  • Bạn không còn sờ thấy đầu dây khi kiểm tra nữa

Hãy nhớ lại nếu khi đặt vòng cho bạn đã khó khăn hoặc gây đau đớn mà bây giờ bạn cảm thấy bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào như mô tả ở trên và bạn nghi ngờ bị thủng tử cung, bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ để khám xét kịp thời.

Mang thai ngoài tử cung

Khi đã đặt Mirena thì rất khó xảy ra mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện ra rằng bạn đang mang thai trong khi sử dụng Mirena thì đây là nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất cao. Tỷ lệ mang thai ngoài tử cung ở những người dùng Mirena chiếm khoảng 0,1%.

Nang noãn (tế bào nằm trong buồng trứng và chịu trách nhiệm hình thành trứng)

Tác dụng tránh thai của Mirena chủ yếu là do tác dụng tại chỗ của nó đối với tử cung và hầu hết phụ nữ duy trì chu kỳ rụng trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nang lớn có thể phát triển trong buồng trứng và có thể đi kèm với đau bụng dưới hoặc giao hợp. Nói chung, các nang noãn này biến mất một cách tự nhiên sau 2 hoặc 3 tháng, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể cần được giám sát y tế cẩn thận (siêu âm).

Ung thư vú :

vòng tránh thai nội tiết mirena, nguy cơ ung thư vú
Đã có những báo cáo về bệnh nhân bị ung thư vú có sử dụng vòng tránh thai nội tiết Mirena nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể.

Các trường hợp ung thư vú đã được báo cáo trong số những người sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố, bao gồm cả Mirena.

Các tác dụng không mong muốn khác có thể xảy ra :

  • Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn và không đều
  • Chảy máu nhiều
  • Chảy máu bất ngờ và gián đoạn giữa kỳ kinh nguyệt
  • Ngừng hoàn toàn kinh nguyệt cho 20% người dùng sau 1 năm sử dụng
  • Nhức đầu
  • Tăng cân
  • Đau và chuột rút
  • Tăng mụn trứng cá, da dầu
  • v.v…

Nguồn tham khảo : /information.tv5monde.com,ANSM

(Còn tiếp)

Mời các bạn đón đọc các phần tiếp theo :

MUỐN SỬ DỤNG VÒNG TRÁNH THAI NỘI TIẾT MIRENA (Phần 4)

vikudo.com

About Post Author

Maître VIKUDO

Docteur en Physiopathologie
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Previous post VÒNG TRÁNH THAI NỘI TIẾT MIRENA _ Phần 2
Next post ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI NỘI TIẾT MIRENA _ Phần 4

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *