Yoga giảm mỡ máu và đường huyết _ Yoga chữa bệnh _ Yoga VT27
Table of Contents
Mỡ máu và đường huyết
Mỡ và đường trong máu hay còn được gọi là mỡ máu và đường máu hay đường huyết. Khi tỷ lệ của các thành phần mỡ và đường trong máu quá cao, cao tới một ngưỡng nào đó sẽ dẫn đến hậu quả là cơ thể sẽ gánh chịu rất nhiều các tình trạng bệnh lý thường là nguy hiểm và thậm chí cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, chẳng hạn đột quỵ, nhồi máu cơ tim v.v…
Tỷ lệ mỡ máu cao tăng nguy cơ tiểu đường
Mỡ máu mà một thành phần cụ thể rất đáng sợ của nó là lượng cholestérol xấu ở trong máu có liên quan trực tiếp đến tình trạng thành mạch máu và cũng có nghĩa là liên quan trực tiếp đến huyết áp cũng như tình trạng hoạt động của hệ tuần hoàn.
Ngoài ra, mỡ máu, cholestérol còn có những mối liên quan mật thiết đến tỷ lệ đường huyết và đương nhiên có vai trò lớn trong sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Khi còn chưa nói đến các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường, các vấn đề mỡ máu đã vốn rất nan giải và là nhu cầu bức bách cần giải quyết. Thế mà, khi biết rằng mỡ máu và tiểu đường lại là các vấn đề tuy khác nhau, nhưng lại có những mối liên hệ bệnh lý mật thiết và do đó chúng có chung những việc cần được giải quyết.
Giảm tỷ lệ mỡ máu cũng giảm được nguy cơ tiểu đường
Giảm được mỡ thừa trong máu cũng có nghĩa là giảm được cholestérol xấu trong máu và do đó giảm được các nguy cơ cao huyết áp, các bệnh tim mạch, đột quỵ.
Đồng thời, giảm được cholesterol xấu trong máu cũng giảm luôn được nguy cơ đường huyết cao và do đó mà giảm được nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Tập yoga để giảm mỡ máu, giảm đường huyết
Trong số rất nhiều liệu pháp để có thể giảm mỡ máu và đường huyết, yoga cũng đã được khoa học chứng minh là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất có hiệu quả. Trên thực tế, yoga có thể làm giảm lượng mỡ trong cơ thể, điều hòa lượng đường trong máu, hạn chế tình trạng kháng insulin và cải thiện hoạt động của hệ thần kinh.
Yoga có khả năng làm dịu căng thẳng, làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện phản ứng insulin. Đồng thời, yoga cũng điều chỉnh huyết áp và mức cholesterol, do đó nó đóng một vai trò lớn trong việc hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Cuối cùng, khi tập yoga, tuyến tụy được kích thích tích cực tiết ra insulin, hormone quan trọng trong việc điều chỉnh tỷ lệ đường trong máu.
Sau đây là một bài tập yoga nhỏ, chỉ bao gồm một vài tư thế yoga cổ điển đơn giản, dễ thực hiện, có thể giúp bạn giảm được mỡ máu và đường huyết một cách rất hiệu quả và an toàn.
Xin lưu ý là bài tập này không dành cho những người bị thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
THỰC HÀNH YOGA:
Thiền với tư thế Kim cương
Trước khi vào buổi tập, bạn nên ngồi thiền trong tư thế Kim cương trong vài phút. Điều đó sẽ giúp bạn đi vào các tư thế khác một cách thuận lợi và việc tập luyện sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn.
Tư thế khởi đầu
Ta sẽ thực hiện tư thế giơ từng chân lên cao, hướng lên trần nhà như thế này. 30 giây cho mỗi chân.
Chú ý chân duỗi thẳng hướng lên trần nhà trong khi thả lỏng thắt lưng xuống sàn nhà. Đồng thời luôn luôn thở bằng bụng dưới và dồn hơi vào bụng dưới.
Hết 30 giây cho chân này thì bạn lại đổi sang làm tương tự cho chân kia, cũng trong 30 giây.
Về mặt hình thức thì tư thế khởi đầu này có thể sẽ là một tư thế rất đơn giản đối với nhiều người. Tuy nhiên với việc thực hiện tư thế được thực sự đúng cách thì chắc cũng có nhiều việc phải làm.
Cụ thể, bạn phải thực hiện được 2 việc rất quan trọng trong khi duy trì tư thế của chân như thế này.
Một là – bạn phải luôn luôn thở bằng bụng dưới và 4 pha là tốt nhất.
Hai là – bạn cũng phải luôn luôn duy trì một khối khí trong bụng dưới, giống như là việc bạn vừa phải thở, vừa phải nâng một vật gì đó đang nằm ở trên bụng.
Do đó, lúc này bạn có thể cảm nhận được các nội quan trong ổ bụng của bạn cũng đang chịu một sức ép rất căng gây ra từ cơ bụng của bạn và, chúng vận động cùng với nhịp thở của bạn.
Tư thế dựa chân vào tường
Sau khi đã tập tư thế khởi đầu, nâng từng chân lên cao, bây giờ chúng ta sẽ nâng cả hai chân thẳng hướng lên trần nhà. Đây là tư thế dựa chân vào tường.
Thời gian duy trì tư thế cũng trong 30 giây.
Chú ý đảm bảo rằng toàn bộ lưng và thắt lưng được dán lên sàn nhà, và, hai chân duỗi thẳng lên trần nhà như thế này.
Thở bằng bụng dưới và nén hơi ở bụng dưới, duy trì nguồn năng lượng và sức mạnh cho vùng trung tâm.
Tư thế đảo ngược trên vai
Thực hiện tư thế đảo ngược trên vai bắt đầu bằng tư thế dựa chân vào tường.
Chúng ta đặt hai tay dưới hai mông, rồi dùng hai tay hỗ trợ sự vận động của cơ bụng, cơ lưng v.v… để nâng hai mông lên cao, đồng thời hai bàn chân tiến về phía trước.
Hai chân thẳng, lưng thẳng, chúng tạo thành một chữ V nằm nghiêng. Trọng tâm cơ thể dồn chủ yếu vào hai vai. Hai tay và đầu hỗ trợ việc duy trì tư thế ổn định.
Luôn luôn thở bằng bụng dưới. Xin nhấn mạnh rằng, cái chìa khóa của việc chữa bệnh ở đây là bạn phải thở được bằng bụng dưới.
Ở trong tư thế này, các nội quan trong ổ bụng sẽ có xu hướng rơi xuống phía dưới và ép vào cơ hoành.
Việc thở bằng bụng nhờ vào các cơ bụng sẽ biến ổ bụng của chúng ta thành một chiếc bơm lớn, thay đổi thể tích và do đó ngoài việc làm cho phổi vận động trao đổi khí mà nó còn làm cho các cơ quan trong ổ bụng, trong đó có gan, ruột, dạ dày, lá lách v.v… cũng vận động và được kích thích mạnh mẽ – được kích thích trong tư thế đảo ngược không giống như những tư thế xuôi chiều thông thường.
Từ từ chuyển sang tư thế cái cày
Để đi đến tư thế cái cày, ta từ từ nâng hai mông lên cao hơn nữa.
Bạn sẽ cảm nhận được rằng trọng lượng cơ thể mỗi lúc một dồn về phía đầu nhiều hơn, do đó mà mỗi lúc đầu và cổ của chúng ta phải làm việc nhiều hơn. Đồng thời, bạn có thể cũng sẽ thấy khó thở hơn. Do đó, bạn cũng nên tập ở giai đoạn này hết sức từ từ, không được nâng mông lên quá cao nếu bạn thấy thở không dễ dàng.
Hãy tập thật chậm
Trên thực tế ở tư thế này, người tập phải vận động nhiều các cơ ở phần cổ để giúp cho cổ họng không bị gập quá mức dẫn đến ngăn chặn đường thở. Do đó chúng ta nhất định phải cần có thời gian tập luyện để có thể có được khả năng này.
Đồng thời, bất cứ khi nào bạn thấy khó thở, bạn hãy dừng mức độ gập cổ và thậm chí thoát thế nằm nghỉ trong giây lát trước khi tập trở lại.
Ngược lại, cho dù bạn đã có khả năng tập được tư thế cây nến hay tư thế cái cày để mà thực hiện được các tư thế này một cách dễ dàng, bạn cũng nên thực hành nó một cách rất chậm như thế này nếu bạn có mục tiêu là chữa bệnh mà cụ thể ở đây là mục tiêu làm giảm mỡ máu và đường huyết.
Ngoài ra tôi cũng xin nói thêm là việc thực hành bài tập này còn có thể chữa một số trường hợp mất ngủ, đặc biệt là các trường hợp mất ngủ do nguyên nhân rối loạn tuần hoàn máu não.
Do vậy trong mọi trường hợp, để tập luyện để chữa bệnh, bạn nhất thiết phải thực hành các tư thế một cách chậm, thậm chí phải rất chậm trong nhiều trường hợp.
Tuy chúng ta đang cố gắng sử dụng nhiều cơ quan như tay, đầu, cổ, cột sống, hai chân v.v… để duy trì các trạng thái mong muốn, nhưng bạn hãy tập trung chú ý vào phần bụng của mình cùng với các quá trình hít thở có ý thức.
Bạn hãy hình dung được sự chuyển động của các nội quan như gan, ruột, dạ dày, lá lách v.v… Và, sẽ là rất tốt nếu bạn đang cảm nhận được rằng chúng rời rạc chứ không kết bè, kết mảng thành một khối ở bên trong. Trên thực tế, có nhiều người vì có quá nhiều mỡ thừa trong ổ bụng mà khiến cho toàn bộ ổ bụng biến thành một khối « bịch bịch, bì bì » khó nhúc nhích. Những người như vậy chắc chắn càng phải tích cực tập luyện bài tập này và những bài tập có mục tiêu tương tự.
Đến khi bạn có khả năng, bạn hãy thử cố gắng chạm hai mũi bàn chân xuống sàn.
Bạn hãy cố gắng từng ít một thả lỏng cơ thể ở trong tư thế này trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó thoát thế một cách an toàn với sự hỗ trợ của hai tay đỡ mông.
Chú ý đảm bảo đường thở qua cổ
Bạn hãy tập gồng chắc cơ cổ để đảm bảo đường thở ở cổ họng không bị gập lại làm cản trở quá trình hô hấp luôn luôn cần được diễn ra bình thường.
Đồng thời, phần lưng cũng phải trở nên dẻo để giảm mức độ bẻ gập căng thẳng ở cổ họng.
Ngoài ra, hai cánh tay và vai cũng phối hợp tốt trong quá trình duy trì tư thế và đảm bảo được sự vận động của cơ thế trong một tư thế đảo ngược, co gập, căng thẳng và thở một cách khó khăn.
Bạn có thể tập luyện các tư thế này nhiều lần trong một buổi tập. Tuy nhiên đối với một người bình thường thì tập 3-5 lần và với dung lượng thời gian cho mỗi tư thế khoảng từ 1-3 phút là thích hợp.
Tư thế phục hồi
Sau khi tập các tư thế đảo ngược như trên, bạn nên phục hồi cơ thể với tư thế em bé.
Cụ thể, bạn nên mở rộng hai đùi sang hai bên để có thể thả bụng vào giữa, tăng cường sự thả lỏng cột sống lưng và cổ.
Đồng thời, việc vươn dài cột sống, vươn dài hai tay về phía trước là cần thiết, giúp tăng cường sự thả lỏng cột sống lưng và cổ nói trên.
Hơn nữa, việc để trán lên hai bắp tay hay để cằm lên sàn nhà … cũng sẽ rất có ích cho các quá trình thả lỏng này.
Tư thế Kim cương luôn luôn là tư thế cần thiết cho sự khởi đầu và kết thúc một buổi tập, nhất là các buổi tập có các tư thế về không gian.
Chúc bạn tập tốt, nhanh chóng kiểm soát tốt được mỡ máu và đường huyết của mình.
Yoga giảm mỡ máu và đường huyết _ Yoga chữa bệnh _ Yoga VT27: