Tư thế cái ghế, Posture de la chaise, Chair pose
0 0
Read Time:5 Minute, 20 Second

Tư thế cái ghế _ UTKATASANA _ Yoga VB29

Tư thế cái ghế _ UTKATASANA _ Yoga cơ bản

Utkatasana (OOT-kah-TAHS-anna) – Tư thế cái ghế là một tư thế đầy thách thức cho người tập bởi một sự đòi hỏi mãnh liệt của cơ thể từ trong bên trong ra bên ngoài, từ sự cố gắng thực hiện tốt từng hơi thở đến việc duy trì một sự cân bằng đồng thời với cả một sự cố gắng cơ bắp để duy trì một tư thế mong muốn.

Để thực hiện được tư thế cái ghế, cơ thể nhất thiết phải có một sự tập trung cần thiết trong một môi trường luyện tập thật sự yên tĩnh và thoải mái.

Bù lại, thành quả mà người tập có thể thu hoạch được từ tư thế này là rất nhiều và rất có ý nghĩa đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Đặc biệt là nó còn được áp dụng rất có hiệu quả trong yoga trị liệu, chữa được một số loại bệnh thường gặp nhưng khó chữa bằng các liệu pháp khác.

Trước hết, phải nói đến tác dụng của tư thế cái ghế đến các luân xa trong cơ thể. Trong số đó luân xa Swadhisthana (cũng được viết là Svadhisthana) – “Luân xa xương cùng” nằm ở vùng háng, được hưởng những tác động tích cực nhất từ tư thế cái ghế kỳ diệu này. Luân xa Swadhisthana rất mạnh, có ý nghĩa đặc biệt đến các trạng thái tình cảm cơ bản, đến khả năng tình dục – sinh sản và đến sự sáng tạo của con người. Trên phương diện sinh lý học, luân xa Swadhisthana liên quan đến tuyến thượng thận, liên quan đến tinh hoàn hoặc buồng trứng, liên quan mật thiết với các quá trình sản sinh các loại nội tiết tố sinh dục khác nhau trong các chu kỳ sinh sản. Do đó, luân xa này được kích hoạt trong quá trình luyện tập tư thế cái ghế sẽ dẫn đến sự cải thiện đáng kể sự sản sinh và hoạt hóa của các loại nội tiết tố này – điều đó không chỉ cải thiện tích cực đến khả năng tình dục, sinh sản, mà còn có thể cải thiện rất sâu đến tâm trạng, tính khí và trạng thái tình cảm của người tập.

Luân xa Swadhisthana – Luân xa xương cùng, có ý nghĩa đặc biệt đến các trạng thái tình cảm cơ bản, đến khả năng tình dục – sinh sản và đến sự sáng tạo của con người. Luân xa này được hưởng những tác động tích cực nhất từ tư thế cái ghế.

Ở trong tư thế cái ghế, cơ thể phải duy trì một cái “phom” (form) mong muốn, được đặt ra theo từng mức độ trong một khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút tùy theo khả năng và mục đích cá nhân của người tập. Do đó, trong suốt quá trình duy trì tư thế, cơ thể phải huy động một sự tập trung mãnh liệt của toàn bộ hệ thần kinh trung ương, cả não bộ và tủy sống cùng với các dây thần kinh ngoại biên để có được một sự phối hợp hoàn hảo giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể, giúp cho cơ thể vừa giữ được “form”, vừa giữ được sự thăng bằng.

Kết quả là, toàn bộ khối cơ lưng, cơ chân được tăng cường, các cơ bả vai, cơ cánh tay, cẳng tay … cũng được tăng cường và phát triển. Các mô mỡ thừa được tích cực đốt cháy, vòng eo, đùi, cánh tay, cẳng tay v.v.. do đó ngày càng trở nên thon gọn và săn chắc.

Tuy nhìn bề ngoài có thể thấy rằng, tư thế cái ghế tương đối “yên tĩnh”, thế nhưng, các quá trình vận động sinh lý học bên trong cơ thể diễn ra rất mãnh liệt. Các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa v.v… hoạt động rất tích cực và hiệu quả và cũng vì vậy mà các cơ quan này được hưởng những lợi ích rất to lớn và ý nghĩa từ tư thế cái ghế.

Một lợi ích rất hiển nhiên mà tư thế cái ghế mang lại cho người tập chính là khả năng giảm stress. Cũng nhờ có một sự tập trung sâu sắc, một môi trường tập tĩnh lặng và thoải mái mà người tập, khi thực hành tư thế này, dễ dàng đi đến một khả năng tự chủ – khả năng vừa kiểm soát được sự tập trung cơ bắp, vừa kiểm soát được sự tập trung giữ thăng bằng.

Đặc biệt trên phương diện yoga trị liệu, tư thế cái ghế có lợi ích rất kỳ diệu, nó có thể giúp người tập nhanh chóng cải thiện được một số loại bệnh thường gặp mà rất khó chữa bằng các liệu pháp khác, như bệnh chân bẹt, bệnh gút, viêm khớp v.v… Đối với những người không may mắc các chứng bệnh này, nếu tập luyện kiên trì và đúng tư thế cái ghế – cùng với một sự kết hợp một cách bài bản với một số tư thế phù hợp khác, bệnh tật hoàn toàn có thể được khống chế và từng bước đẩy lùi. Yoga VIKUDO sẽ lần lượt tặng quý vị các bài Yoga chữa bệnh rất có hiệu quả trong những ngày tới đây.

Bàn chân bẹt là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới với gan chân phẳng lì. Dị tật này gây đau nhức ở nhiều bộ phận trên cơ thể, làm tổn hại nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa xương khớp.
A – Bàn chân bình thường với vòm bàn chân lõm bình thường.
B – Bàn chân bẹt với vòm bàn chân sụp xuống, phẳng lì.


CHÚ Ý:

Đối với những người mắc các chứng bệnh sau đây cần chú ý:

  • Người mắc bệnh nhức đầu, không nên tập tư thế cái ghế trong thời gian bệnh. Hoặc nếu tập nhưng phải có ý kiến của bác sĩ.
  • Người mắc chứng mất ngủ, và người huyết áp thấp: Không nên tập tư thế cái ghế. Hoặc nếu muốn tập thì phải tập bổ sung sau mỗi buổi tập các tư thế đảo ngược (xin tham khảo bài Yoga VT9).

VIKUDO

About Post Author

Maître VIKUDO

Docteur en Physiopathologie
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
YogaVT 9 _ Yoga to prevent and cure anemia _ VIKUDO Previous post Yoga phòng và chữa thiếu máu _ Yoga VT9
yoga phong va chua mun trung ca, vikudo Next post Yoga phòng và trị mụn trứng cá _ Yoga VT10

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *