Huyệt Giác tôn _ Thủ thiếu dương tam tiêu _ Acupoint TE20
Table of Contents
TÊN HUYỆT – TÊN KINH:
- Huyệt Giác tôn – Kinh Thủ thiếu dương tam tiêu
- Jiaosun, Minute Angle – Triple Energizer
- Angle Vertex – Méridien triple réchaufeur
- 角孫, jiǎo sūn – 手少阳三焦经
- gak son 각손, kaku son – 수소양삼초경
Giác = góc trên tai; Tôn = tôn lạc. Ý chỉ phần trên tai liên hệ với lạc, vì vậy gọi là Giác Tôn (Trung Y Cương Mục).
Viết tắt theo tiếng Anh: TE20
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH:
Giảm đau, sáng mắt.
CHỈ ĐỊNH :
- Viêm tai ngoài, tai nóng đỏ.
- Mắt mờ, mộng thịt mắt.
- Răng đau, lợi sưng.
- Quai bị
- Đau nửa đầu.
- Cai thuốc lá.
PHỐI HỢP HUYỆT :
- Phối hợp với huyệt Ế Phong TE17, huyệt Nhĩ Môn TE21, huyệt Phong Trì GB20 trị tai đau.
- Phối hợp với huyệt Giáp Xa ST6 trị răng đau không nhai được.
- Phối hợp với huyệt Phong Trì GB20, huyệt Thái Dương (Kỳ huyệt), huyệt Can Du BL18, huyệt Cách Du BL17 trị thần kinh thị giác viêm.
- Phối hợp với huyệt Tiểu Hải SI8 trị lợi răng đau.
- Phối hợp với huyệt Túc Tam Lý ST36 trị mắt có màng.
Tài liệu tham khảo:
Một số tài liệu Y học cổ truyền của Trung Quốc và Việt Nam
THỦ THUẬT :
- Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn.
- Cứu 1-3 tráng.
- Ôn cứu 5-10 phút.
LƯU Ý :
Lỡ bị ngộ châm sinh ra não xung huyết làm người bịnh hôn mê bất tỉnh, nên châm huyệt Tam Dương Lạc TE8 để giải cứu. Châm cạn, tối đa sâu 0,5 thốn, hướng mũi kim về phía dưới, dùng Thủ pháp nhẹ.
Tham khảo thêm:
“Kinh túc Thái dương có đi vào vùng xương má và mũi, lan tỏa ra vùng răng, (Mạch mà nó hợp để đi vào) đó là huyệt Giác Tôn. Khi răng trên đau, nên thủ các huyệt ở vùng trước (Giác Tôn) thuộc xương mũi má” (Linh khu.20, 23).
GIẢI PHẪU:
- Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh sọ não V.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
VỊ TRÍ VÀ CÁCH LẤY HUYỆT :
Mời bạn xem hướng dẫn trong video
TE20 | Huyệt Giác tôn | Thủ thiếu dương tam tiêu | Acupoint VIKUDO