
Read Time:2 Minute, 18 Second
Table of Contents
TÊN HUYỆT:
Huyệt Âm khích _ Kinh Thủ thiếu âm tâm:
- Yin Cleft, Yinxi – Heart meridian
- L’accumulation du Yin – Méridien du cœur
- 陰郄, yīn xī – 手少阴心经
- eum geuk 음극, in geki – 수소음심경
Tên khác : Âm Ky, Thạch Cung, Thiếu Âm Khích, Thủ Thiếu Âm
Vì huyệt là Khích huyệt của kinh thủ Thiếu Âm, vì vậy gọi là Âm Khích (Trung Y Cương Mục).
Viết tắt theo tiếng Anh: HT6
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH:
Huyệt Âm khích có tác dụng thanh tâm hỏa, an thần chí, củng cố phần biểu, tiềm hư dương. Cụ thể :
- Huyệt Âm khích có tác dụng bổ âm, điều hòa Tâm huyết (đau tim dữ dội, đau nhói ở ngực, tức ngực, hồi hộp)
- Huyệt Âm khích có tác dụng kích thích mạnh sự lưu thông của Khí và Huyết trong kinh mạch, được dùng để thông trệ khí và huyết gây đau nhói ở ngực.
- Huyệt Âm khích thường xuyên được dùng để bồi bổ tâm âm trong trường hợp có các chứng như ra mồ hôi trộm về đêm, bốc hỏa, miệng khô, bốc hỏa, mất ngủ, v.v. (Các trường hợp tâm âm hư).
- Huyệt Âm khích cũng có tác dụng thanh tâm hỏa và do đó được dùng trong các trường hợp bệnh tâm thần kích động và cảm giác bức bối do hỏa tâm phế.
CHỈ ĐỊNH :
- Hồi hộp, đánh trống ngực
- Đau vùng ngực, đau vùng tim
- Tim đập mạnh, dồn dập
- Mồ hôi trộm ban đêm, bốc hỏa
- Các chứng chảy máu mũi (nục huyết)
- Các chứng nôn ra máu
PHỐI HỢP HUYỆT :
- Phối với huyệt Trung xung (PC9), trị tim đau, lưỡi cứng.
- Phối với huyệt Hậu khê (SI3) trị chứng mồ hôi trộm.
- Phối với huyệt Phục lưu (KD7) trị chứng đổ mồ hôi ban đêm do tâm âm hư, thận âm hư, bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh.
- Phối với huyệt Gian sử (PC5), huyệt Lệ đoài (ST45), huyệt Nhị gian (LI2) trị chứng lo sợ vô cớ.
- Phối với huyệt Nội quan (PC6), huyệt Ngân giao (DU28), huyệt Cự khuyết (CV14), huyệt Kinh môn (GB25) trị âm hư.
- Phối với huyệt Đại lăng (PC7), huyệt Tâm du (BL15), huyệt Cách du (BL17) trị chứng huyết ứ, huyết khối.
- Phối với huyệt Thái khê (KI3), huyệt Chiếu hải (KD6), huyệt Phục lưu (KD7), huyệt Âm cốc (KD10), huyệt Kinh môn (GB25), huyệt Mệnh môn (DU4) trị các chứng thận âm suy.
- Phối với huyệt Hợp cốc (LI4), huyệt Ngư tế (LU10), huyệt Liêm tuyền (CV23), huyệt Thái khê (KI3), huyệt Chiếu hải (KD6), huyệt Thiếu phủ (HT8) chữa các chứng âm hư với các triệu chứng như đau nhẹ, sưng nhẹ, nuốt đau, nóng sốt từng cơn, cổ họng và miệng khô, nước tiểu sẫm màu, táo bón, đau mỏi lưng và đầu gối …
VỊ TRÍ VÀ CÁCH LẤY HUYỆT :
Mời bạn xem hướng dẫn trong video