Đòn tay 1 _ Cách tạo nắm đấm chắc chắn _ Tự vệ và sinh tồn
Table of Contents
Cuộn và siết chặt các ngón
Qua bài này, “Đòn tay 1”, bạn phải hiểu rõ làm thế nào để có được một quả đấm có uy lực và chất lượng.
Nguyên tắc chung là bàn tay được nắm chặt, các ngón trỏ, giữa, nhẫn và út cuộn chặt vào lòng bàn tay, cuối cùng là ngón cái co lại, đè chặt lên trên hai ngón trỏ và giữa.
Phần khớp của hai ngón trỏ và giữa với mu bàn tay nhô ra phía trước để tiếp xúc với mục tiêu. Toàn bộ nắm tay được siết chặt, cùng với cổ tay tạo thành một khối rắn chắc.
Tuy nhiên, phần cánh tay, cẳng tay, tuy ở trạng thái co cơ, nhưng vẫn phải đảm bảo sự chùng dẻo cần thiết, không được xơ cứng.
Điểm tiếp xúc mục tiêu
Là hai điểm lồi ra được tạo nên bởi hai đốt ngón tay trỏ và giữa, khớp với xương bàn tay.
Nguyên tắc tung đòn
Kĩ thuật tung nắm đấm.
Để có được một đòn đánh bằng kĩ thuật đấm, cần phải biết kết hợp các cử động của chân, thân, vai, bả vai, cánh tay, cổ tay và cuối cùng là nắm đấm.
Nắm đấm được tạo thành như đã nói ở trên, đó là sự siết chặt của các ngón tay để tạo ra một nắm đấm có điểm tiếp xúc có đủ sức mạnh và khả năng xuyên thấu. Đây chính là hai điểm lồi ra được tạo nên bởi hai đốt ngón tay trỏ và giữa, khớp với xương bàn tay.
Cụ thể là, ở khoảnh khắc tiếp xúc với điểm đánh (mục tiêu), bàn tay siết chặt nhất, hai khớp xương giữa ngón trỏ và giữa khớp với bàn tay như được trồi ra nhiều nhất, lưng bàn tay (mu bàn tay) và cẳng tay thẳng nhau, cổ tay gồng cứng.
Đồng thời, không được quên một nguyên tắc quan trọng là, trong khi nắm đấm phải được siết chặt phần quả đấm, tức là phần bàn tay, các ngón tay và cổ tay, thì trái lại các phần còn lại của cánh tay, cẳng tay phải có độ lỏng cần thiết trong khi tung đòn.
Tung nắm đấm ra nhanh bao nhiêu thì giật lại cũng phải nhanh bấy nhiêu.
Riêng tại khoảnh khắc giao điểm giữa vận động phát đòn và vận động thu đòn, là khoảnh khắc cứng chắc của toàn bộ cơ thể, đặc biệt là phần nắm đấm, trở lên đến cổ tay, cẳng tay, cánh tay, bả vai …