Life 67_ Folic acid _ Pregnancy tonic, prevent and treat disease
0 0
Read Time:9 Minute, 12 Second

Acid Folic _ Vitamin B9

Acid folic (axit folic), đôi khi cũng được gọi với một cái tên chung chung là folate. Chúng đều là các dạng vitamine B9, có tính chất hòa tan trong nước.
Trong đó, Folate có trong tự nhiên trong thực phẩm chẳng hạn như các loại rau quả, nấm, thịt v.v…
Còn axit folic là dạng tổng hợp của vitamine B9, được tìm thấy trong các chất bổ sung và thực phẩm tăng cường.
Được phát hiện vào những năm 1940 và kể từ năm 1998, acid folic đã được thêm vào ngũ cốc nguội, bột mì, bánh mì, mì ống, các mặt hàng bánh mì, và các loại bánh quy ở Bắc Mỹ.

VAI TRÒ CỦA ACID FOLIC

Acid folic cần thiết cho sự phát triển thích hợp của cơ thể con người. Cụ thể, tôi xin nêu ra một số vai trò rất quan trọng đáng chú ý sau đây :

  • Axit folic tham gia vào quá trình tổng hợp DNA và RNA và hình thành các axit amin, thành phần cấu tạo của tất cả các tế bào sống.
  • Axit folic cho phép đổi mới các tế bào hồng cầu, chữa lành mô tốt trong các trường hợp bị tổn thương, và có liên quan đến chức năng miễn dịch.
  • Axit folic đóng một vai trò thiết yếu trong việc tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm truyền các xung thần kinh.
  • Và, sự hiện diện của axit folic là rất cần thiết trong tất cả các quá trình đòi hỏi sự phân chia tế bào, và do đó axit folic đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của thai nhi và sự lớn lên của trẻ.

CHỈ ĐỊNH :

Nói về tác dụng phòng chống bệnh tật của acid folic, bạn có thể nhớ ngắn gọn 3 chỉ định chính sau đây :

  • Bảo vệ chống dị tật thai nhi
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Và, giảm nguy cơ ung thư

BỔ SUNG ACID FOLIC NHƯ THẾ NÀO?

Trong mọi trường hợp, nếu bạn muốn áp dụng cho bản thân trong việc sử dụng acid folic, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để quyết định được chính xác liều lượng cũng như phối hợp với các loại chất bổ sung khác nếu thấy cần thiết. Những số liệu dưới đây chỉ là những gợi ý để bạn tham khảo thêm.

Đối với các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

  • Xin nhấn mạnh rằng, phụ nữ có thai nếu thiếu acid folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Hơn nữa, trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh bệnh tim mạch, hở hàm ếch, các bệnh về thần kinh như bệnh nứt đốt sống, vô sọ (đây là một dị tật xảy ra ở thai nhi do một số ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn, đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ)
  • Theo các chuyên gia, acid folic thậm chí còn giúp phòng dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh. Vì vậy, việc bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai là cực kỳ quan trọng và cần thiết.
  • Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp 400 µg Acid Folic mỗi ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống viên bổ sung acid folic trước khi có bầu 1 năm sẽ giảm thiểu được nguy cơ sinh non so với những người phụ nữ khác.
  • Đối với phụ nữ mang thai nên bổ sung đến 600-800 µg acid folic mỗi ngày từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung bắt đầu từ thời điểm 1 tháng trước khi mang thai và trong khi mang thai.
  • Riêng trường hợp phụ nữ mang thai mà có tiền sử dị tật bẩm sinh ống thần kinh nên bổ sung đến 4000 µg acid folic mỗi ngày.

Đối với một số tình trạng bệnh lý khác

  • Mức độ cao của homocysteine trong máu có liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và những người có bệnh thận nghiêm trọng (chẳng hạn bệnh thận giai đoạn cuối). Nói chung, những người có mức homocysteine lớn hơn 11 micromoles / L được khuyến cáo nên bổ sung acid folic cùng với vitamin B12.
  • Những người được điều trị bằng thuốc methotrexate thường có các triệu chứng phụ như buồn nôn và nôn. Uống acid folic có thể giảm được các triệu chứng này.
  • Người lớn tuổi mất thị lực do thoái hóa điểm vàng uống acid folic kết hợp với các vitamine khác chẳng hạn như vitamine B6 và vitamine B12 có thể làm chậm quá trình thoái hóa này.
  • Người lớn tuổi có sự suy giảm trí nhớ và kỹ năng tư duy nghiêm trọng hơn mức bình thường so với những người cùng tuổi, uống acid folic có thể cải thiện được tình trạng này. Đặc biệt là acid folic có hiệu quả tốt nhất trong các trường hợp người thiếu folate hoặc có mức độ homocysteine trong máu cao.
  • Axit folic có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Các kết quả nghiên cứu so sánh cho thấy, những người bị ảnh hưởng thường có nồng độ axit folic và vitamin B12 trong máu thấp hơn so với những người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi
  • Đối với các trường hợp trầm cảm, acid folic được sử dụng phối hợp với thuốc chống trầm cảm cũng làm tăng tác dụng cải thiện cho họ các triệu chứng của bệnh này. Để chống lại chứng trầm cảm, liều lượng được khuyến nghị là khoảng 400 µg mỗi ngày, dưới dạng chất bổ sung kết hợp một số vitamin của nhóm B.
  • Đối với các trường hợp huyết áp cao. Các nghiên cứu cho thấy rằng những người bị huyết áp cao được bổ sung acid folic hàng ngày trong ít nhất 6 tuần cũng giảm huyết áp rõ rệt.
  • Bệnh đột quỵ. Uống khoảng 400 µg acid folic mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Hiệu quả này khá rõ (từ 10% đến 25%) ở những người sống ở các quốc gia có các sản phẩm ngũ cốc không được tăng cường acid folic.
  • Bệnh bạch biến – Một chứng rối loạn da gây ra các mảng trắng phát triển trên da cũng được cải thiện triệu chứng bằng việc bổ sung acid folic bằng đường uống.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI BỔ SUNG ACID FOLIC BẰNG ĐƯỜNG UỐNG

  • Axit folic có thể được hấp thụ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả lúc bụng đói hoặc trong bữa ăn. Tuy nhiên lưu ý không uống chung axit folic cùng trà, cà phê, rượu để tránh bị giảm khả năng hấp thụ Axit folic.
  • Trường hợp uống quá liều kéo dài. Liều rất cao (chẳng hạn từ 5000-10000 µg mỗi ngày) không những không có lợi mà còn có thể gây độc cho những người mắc bệnh bạch cầu, những người mắc bệnh ung thư phụ thuộc vào hormone, chẳng hạn như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, uống quá nhiều axit folic cũng có thể gây co giật ở những người bị động kinh.
  • Bổ sung axit folic có thể che giấu một loại thiếu máu do thiếu vitamin B12. Nếu không được phát hiện, tình trạng thiếu máu này có thể gây tổn thương dây thần kinh không hồi phục. Do đó, trong trường hợp thiếu hụt cả 2 loại vitamine B9 và B12, việc điều trị phải luôn bắt đầu bằng việc bổ sung vitamin B12. Lời khuyên ở đây là bạn nên mua một sản phẩm bổ sung có cả 2 loại vitamine B9 và B12 vừa để đảm bảo không bị xảy ra sự thiếu hụt nói trên, vừa tiết kiệm chi phí, vì khi mua một sản phẩm kết hợp thường có giá thành rẻ hơn so với 2 lần mua riêng biệt.
  • Nếu bạn đang phải điều trị một bệnh lý nào đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào.
  • Bà bầu khi uống acid folic có thể dễ bị táo bón. Do đó cần chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ và uống nhiều nước để phòng hiện tượng táo bón khi mang thai.
  • Ngoài viên uống bổ sung acid folic, bạn nên nạp thêm folate từ nguồn thực phẩm tự nhiên.

NGUỒN FOLATE TRONG THỰC PHẨM TỰ NHIÊN

Bên cạnh việc uống các dạng bổ sung nói trên, bạn có thể tham khảo bổ sung folate từ thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Sau đây là một số gợi ý :

  • Cam, nước cam : Giàu folate, cam còn là nguồn dồi dào của chất xơ và vitamin C vừa giúp tăng khả năng hấp thụ sắt, lại vừa giúp giảm nguy cơ táo bón khi nạp folate vào cơ thể.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa : Giàu folate. Hơn nữa, hiển nhiên rằng sữa chứa nhiều protein và canxi, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
  • Măng tây : Là một loại rau chứa hàm lượng folate cao nhất trong các loại rau quả. 5 cây măng tây chứa khoảng 1000 µg folate.
  • Sau măng tây là rau bina, với hàm lượng folate cũng rất cao so với các loại rau sẫm màu khác. Đây cũng là loại rau rất giàu sắt, cực kỳ lành mạnh cho phụ nữ mang thai.
  • Và, một loại rau xanh nữa cũng phải kể đến là bông cải xanh với hàm lượng folate rất cao. Hơn nữa, bông cải xanh còn giúp bạn phòng ngừa và điều trị táo bón rất hiệu quả.
  • Các loại đậu như đậu tương, đậu lăng, đậu đen, đậu phộng… cũng chứa lượng folate dồi dào, trong đó đậu tương có hàm lượng folate cao nhất. Có nhiều chế phẩm từ đậu tương như: Sữa đậu nành, đậu phụ,…
  • Khoai tây: Ngoài folate, khoai tây còn chứa kẽm hỗ trợ cho sự phát triển dây thần kinh não của thai nhi.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen: Đây là món không thể thiếu vì không những chúng rất giàu folate, mà chúng còn rất giàu chất xơ và một số dưỡng chất cần thiết khác.
  • Quả bơ: Một quả bơ chứa khoảng gần 200 µg folate, hơn nữa quả bơ còn rất giàu chất béo thiết yếu là acid béo omega 3 rất cần thiết cho tim người mẹ cũng như cho sự phát triển của não đứa trẻ.
  • Trứng: Giàu Vitamin A, vitamin D, folate, tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng gà.
  • và, các loại thực phẩm lên men và thịt bò v.v… cũng là nguồn cung cấp lượng folate dồi dào.
https://www.youtube.com/watch?v=iEd-B4AucvM&t=141s

About Post Author

Maître VIKUDO

Docteur en Physiopathologie
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Acupoint SP3 _ Huyệt Thái bạch – Kinh Túc thái âm tỳ _ SP-3 Previous post Huyệt Thái bạch – Kinh Túc thái âm tỳ _ Acupoint SP3
Acupoint SP5 _ Huyệt Thương khâu – Kinh Túc thái âm tỳ _ SP-5 Next post Huyệt Thương khâu – Kinh Túc thái âm tỳ _ Acupoint SP5

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *