Life 63 _ Antimicrobial Resistance, VIKUDO
0 0
Read Time:9 Minute, 13 Second

Thuốc kháng sinh là một vũ khí tuyệt vời do con người tạo ra để chống lại các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Thế nhưng bạn có biết? Giờ đây, ngày càng có nhiều hiện tượng vi khuẩn có khả năng đề kháng lại thứ vũ khí này vốn được dùng để tiêu diệt chúng. Hiện tượng nói trên còn có tên gọi khác là hiện tượng nhờn thuốc – hiện đang là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn ngành y tế nói riêng và cả xã hội nói chung.

THUỐC KHÁNG SINH LÀ GÌ

Thuốc kháng sinh có khả năng làm hỏng vi khuẩn rồi nhờ đó mà hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể chống lại chúng hiệu quả hơn. Xin lưu ý là thuốc kháng sinh chỉ có thể tiêu diệt được vi khuẩn chứ không tiêu diệt được virus.
Mỗi loại thuốc (ở đây chúng ta đề cập đến thuốc kháng sinh) khác nhau hoạt động chống lại những loại vi khuẩn khác nhau. Việc bác sĩ quyết định chọn một loại thuốc gì cho bệnh nhân chính là dựa trên phỏng đoán rằng thuốc ấy sẽ tiêu diệt được loại vi khuẩn đang gây bệnh cho người bệnh.
Do đó trên thực tế, người ta phải thường xuyên thực hiện các xét nghiệm để tìm ra vi khuẩn nào đang gây bệnh và cũng phải lựa chọn một loại thuốc cụ thể nào để có thể có hiệu quả chống lại chúng.
Vì có nhiều loại thuốc ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn so với ban đầu do vi khuẩn trở nên kháng lại tác dụng của chúng (tức là hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh hay còn gọi là vi khuẩn nhờn thuốc), vì vậy thuốc kháng sinh chỉ nên được sử dụng nếu chúng thực sự cần để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, để tránh hiện tượng nhờn thuốc ở vi khuẩn.

HIỆN TƯỢNG KHÁNG KHÁNG SINH LÀ GÌ?

Tôi xin nhấn mạnh, nhờn thuốc ở đây không có nghĩa là cơ thể con người kháng lại hay chống lại tác dụng của thuốc. Mà, hiện tượng nhờn thuốc xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tự biến đổi làm cho thuốc trở nên vô hiệu, chúng tiếp tục sống sót và sinh sôi nảy nở với các thế hệ có khả năng nhờn thuốc và tiếp tục gây nhiễm trùng mặc dù đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Kháng kháng sinh cũng là một đặc tính của tự nhiên của vi khuẩn, nhờ đó mà chúng có thể tự bảo vệ mình, tồn tại và phát triển. Trên thực tế, vi khuẩn có thể nhờn thuốc một cách tự nhiên, hoặc nhờ có đột biến gen của chính loài đó, hoặc tiếp nhận gen kháng thuốc từ một loài vi khuẩn khác theo một cơ chế chuyển gen đặc biệt mà trong sinh học gọi là “chuyển gen ngang” (horizontal gene transfer).
Trong số đó, đặc biệt nghiêm trọng là đối với một số loài vi khuẩn không những có khả năng kháng được một loại kháng sinh mà còn có khả năng kháng một số loại kháng sinh khác nhau mà người ta gọi chúng là những “Siêu vi khuẩn”.

Dưới đây là một số ví dụ điển hình về các siêu vi khuẩn :

SIÊU VI KHUẨN

Các siêu vi khuẩn kháng carbapenems

– Nhóm Acinetobacter baumannii:

Nhóm vi khuẩn Acinetobacter thường được tìm thấy trong đất và nước. Chúng có rất nhiều loại và tất cả đều có thể gây bệnh cho người, điển hình là các bệnh viêm phổi, nhiễm trùng máu nghiêm trọng và các bệnh khác. Chúng thường gây bệnh bằng cách lây lan qua tiếp xúc giữa người với người hoặc với bề mặt bị ô nhiễm.
Mặc dù các vi khuẩn này không có đe dọa lớn đối với người khỏe mạnh, nhưng lại rất nguy hiểm đối với các bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc có các bệnh mãn tính. Trên thực tế, sự bùng phát của các bệnh gây nên bởi các loài siêu vi khuẩn này thường xảy ra ở các bệnh viện và các cơ sở y tế hoặc chăm sóc sức khỏe lâu dài v.v…
Theo Tổ chức Y tế thế giới thì các siêu vi khuẩn Acinetobacter này gây ra từ 2-10% các ca nhiễm siêu vi khuẩn tại các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe tại Châu Âu và Bắc Mỹ.

– Nhóm Pseudomonas aeruginosa:

Nhóm siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa cũng còn có cái tên là là trực khuẩn mủ xanh. Chúng thường có mặt ở trong đất, nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo chẳng hạn bồn nước nóng, bể bơi. Đây là một siêu vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người và thường xảy ra nhất trong các bệnh viện.
Những siêu vi khuẩn này có thể gây nên những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng thậm chí đe dọa đến tính mạng, như viêm phổi hoặc nhiễm trùng hậu phẫu qua máy thở hoặc ống thông qua vết thương phẫu thuật, hoặc nhiễm trùng tai nghiêm trọng và phát ban da ở bể bơi v.v…
Hàng năm, ở Hoa Kỳ có tới hơn 50 ngàn ca nhiễm siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe mà trong đó có tới hàng ngàn ca đa kháng và dẫn tới hàng trăm ca tử vong.

– Nhóm Enterobacteriaceae:

Các ca nhiễm trùng do siêu vi khuẩn Enterobacteriaceae thường gặp ở các bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc sức khoẻ dài hạn. Tương tự như nhóm siêu vi khuẩn thứ nhất nói trên (tức A. Baumannii), các siêu vi khuẩn Enterobacteriaceae này thường không gây nguy cơ cho người khỏe mạnh nhưng lại là mối nguy hiểm nhất đối với những người có hệ miễn dịch bị tổn thương.
Các siêu vi khuẩn Enterobacteriaceae có thể lây lan qua tiếp xúc giữa người với người hoặc người với các thiết bị y tế như quạt thông gió.

Một số loại siêu vi khuẩn khác :

Bên cạnh 3 siêu vi khuẩn kháng carbapenem nói trên, còn có các siêu vi khuẩn khác cũng được WHO đưa vào danh mục ưu tiên cao bao gồm Enterococcus faecium kháng vancomycin, Staphylococcus aureus kháng methicillin và vancomycin, Helicobacter pylori kháng clarithromycin, Campylobacter spp. Và Salmonella kháng fluoroquinolone, Neisseria gonorrhoeae kháng cephalosporin và kháng fluoroquinolone, và Escherichia coli (tức E. coli) đa kháng thuốc đang trở nên phổ biến hơn và có thể là một vấn đề thực sự ở các bệnh viện.

TẠI SAO KHÁNG KHÁNG SINH LÀ MỘT VẤN ĐỀ?

Hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc nói trên làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, thậm chí không thể điều trị được. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế.

Không ai có thể hoàn toàn tránh được tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn, ngay cả những kỹ thuật tiên tiến trong y khoa như hỗ trợ tim phổi, lọc máu, cấy ghép… cũng phải phụ thuộc vào khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh của thuốc kháng sinh.

Trên thực tế, cho dù nhân loại đang có những nỗ lực để phát triển kháng sinh mới nhưng tình trạng kháng thuốc này vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh và phức tạp hơn.

Một khi thuốc kháng sinh không còn hoạt động chống lại vi khuẩn kháng thuốc, thì:

  • Sự nhiễm trùng sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành, thậm chí trở nên tồi tệ hơn với các hậu quả nghiêm trọng hơn cho người bệnh
  • Sự nhiễm trùng bị tăng nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Vì vi khuẩn kháng thuốc, nên thuốc kháng sinh trước kia vốn có tác dụng nay cũng trở nên vô tác dụng đối với người khác và đối với cả cộng đồng.
  • Trên thực tế, khi nhận thấy có hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc trên bệnh nhân, các bác sĩ phải tìm loại thuốc khác thay thế tuy nhiên việc này không phải dễ dàng vì phụ thuộc vào việc có loại thuốc phù hợp để thay thế hay không và cho dù có thể có được loại thuốc khác để thay thế thì thuốc mới cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho bệnh nhân và rồi, đến một ngày nào đó thì vi khuẩn cũng sẽ lại có khả năng kháng lại chính loại thuốc mới này. Sự kháng thuốc này của vi khuẩn đối với một loại thuốc đến nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều lý do, như trên vừa nói các lý do như khả năng sinh tồn, tự biến đổi của chính vi khuẩn, và vào cả sự sử dụng thuốc của con người.

Vì những lý do như vậy, kháng kháng sinh đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. Người ta lo ngại rằng, có thể đến lúc nào đó sẽ có những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn kháng kháng sinh không thể điều trị được do con người không kịp tìm ra thuốc mới.

Vậy, làm thế nào để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh?

HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH

Trước hết, bạn cần phải biết rằng, tình trạng nhờn thuốc gia tăng chủ yếu do con người lạm dụng kháng sinh quá mức hoặc sử dụng sai cách và các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn không được thực hiện tốt.

Do đó, để góp phần hạn chế tình trạng nhờn thuốc nói trên, bản thân mỗi người cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau đây:

  • Không dùng thuốc kháng sinh cho cảm lạnh hoặc cúm, kể cả ho và đau họng. Virus gây ra hầu hết các bệnh cảm lạnh và thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus.
  • Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định, cần phải sử dụng thuốc phù hợp với chủng vi khuẩn gây bệnh.
  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và phải do bác sĩ kê đơn. Hơn nữa, việc uống thuốc của bạn phải theo quy định và hoàn thành toàn bộ liệu trình, tức là đã uống kháng sinh thì phải uống đúng liều và đủ thời gian theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không được đừng uống thuốc khi thấy bệnh đã đỡ nhằm tiết kiệm thuốc cho lần sau
  • Không được tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc khi không có chỉ định.
  • Không chia sẻ kháng sinh với người thân hoặc bạn bè – Không bao giờ dùng thuốc kháng sinh đã được kê đơn cho mình rồi lại cho người khác.
  • Và, dự phòng mắc bệnh nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên vệ sinh tay, ăn uống sạch sẽ, tránh tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh và tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
https://youtu.be/fGtgB-CZdRY

About Post Author

Maître VIKUDO

Docteur en Physiopathologie
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Acupoint LI15 _ Shoulder Bone, Jianyu - Large Intestine _ LI-15 Previous post Huyệt Kiên ngung – Thủ dương minh đại trường _ Acupoint LI15
Life 64 _ 5 Principles of antibiotic use, Vikudo Next post Thuốc kháng sinh _ 5 nguyên tắc sử dụng an toàn _ Life 64

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *